09TC120 - Friends 4ever !!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

09TC120 - Friends 4ever !!!!


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Huân Chương cho MẸ!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phát_Sẹo
Ủy Viên Cấp Cao
Ủy Viên Cấp Cao
Phát_Sẹo

Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 311
Điểm Tích Lũy : 438
Uy Danh : 0

Birthday : 25/02/1991
Age : 33
Đến từ : 09Tc120


Huân Chương cho MẸ!!! _
Bài gửiTiêu đề: Huân Chương cho MẸ!!!   Huân Chương cho MẸ!!! EmptyTue Oct 05, 2010 7:14 pm

Nếu con là Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, việc con làm đầu tiên là tặng huân chương cho mẹ, không phải vì mẹ là mẹ của con, mà vì mẹ thực sự là nhà giáo chân chính.

KID 1420

20 tuổi, mẹ tốt nghiệp CĐSP giữa thời kỳ bao cấp khó khăn, thiếu thốn về mọi bề. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã nhận quyết định lên vùng cao công tác. Ngày ấy, cách đây 28 năm, con đường mẹ đi không được như bây giờ, cùng trong một tỉnh thôi mà phải chuyển hai ba chuyến xe, đi bộ gần chục cây số đường rừng lên đèo xuống dốc, hai bên lau lách um tùm; rồi lội qua ba con suối nữa mới đến cái xã thâm sơn cùng cốc toàn người Mường sinh sống mà mẹ sẽ gắn bó cả cuộc đời.

Nhà ông bà ngoại cũng nghèo, nhưng là người dân thị xã nên con không hiểu làm sao mẹ sớm quen với cảnh sáng đi dạy, chiều đi vào rừng kiếm củi, đêm về soạn bài. Đến lúc gà gáy trở dậy giã gạo cho ngày mới, ngày nghỉ thì xuống suối mò ốc về cải thiện bữa ăn. Năm con đi học lớp một là năm 1994, khi ấy tập thể giáo viên hoàn toàn là vách nứa lợp lá cọ. Thân cây nứa đập dập đan thành phên, trời lạnh gó lùa tứ phía, các thầy cô phải dán họa báo kín tường, nhưng hễ trời mưa thì thể nào nước cũng thấm qua kẽ lá nhỏ xuống sàn nhà đất nứt nẻ chân chim.

Lớp học của chúng con mỗi mùa hè qua, chịu không nổi mấy cơn gió trảng đều tốc hết mái, nên năm học mới đánh dấu bằng việc phụ huynh đi lợp lại mái nhà cho trẻ con có chỗ ngồi học. Con thầm nghĩ, năm 1994 mà cảnh trường vẫn vậy, thì khi mẹ mới về trường mười năm trước đó, mẹ sống thế nào đây? Mẹ chỉ cười, nhắc lại chuyện khi mẹ đi lên đây công tác, Phòng giáo dục huyện hứa hỗ trợ giáo viên mỗi người một tấm chăn bông, nhưng 28 năm rồi mẹ vẫn chưa nhận được tấm chăn hỗ trợ ấy.

Mẹ gặp bố con, kém mẹ những 4 tuổi; tình yêu thương và sự cảm thông đã đưa hai người đến với nhau. Ông bà ngoại ngăn cản vì sợ con gái khổ, sợ lấy chồng người dân tộc thì sẽ suốt đời không thoát ra khỏi cái mảnh đất vùng cao ấy được. Nhưng mẹ đã bất chấp tất cả vì tin vào sự lựa chọn của mình. Ngày mẹ đi lấy chồng các dì khóc hết nước mắt, có dì đến giờ vẫn chưa lên đến nhà mình vì đã thề rằng chị đi lấy chồng trên ấy, em sẽ không bao giờ lên thăm.

Sóng gió ngày ấy giờ cũng đã yên, nhưng nghĩ lại mẹ hẳn tủi thân lắm. Một mình mẹ làm dâu trong gia đình người Mường, khác phong tục, khác lời ăn tiếng nói. Mẹ vẫn hàng ngày đến trường dạy học, rồi về nhà giã gạo thổi cơm, nhịn nhường từng chút để gia đình yên ấm. Khi có ma chay cưới hỏi, dù lạ lẫm nhưng mẹ vẫn phải "nhập gia tuỳ tục". Dâu cả của bà nội mất, theo phong tục cổ truyền, con út phải gọi anh chị cả là cha mẹ, mẹ phải cùng bố chịu tang như con đẻ. Khóc chị dâu bằng mẹ, mẹ xót xa trong lòng vì cả bà nội, bà ngoại đều còn sống, nhưng biết làm sao được?

Mẹ kể khi mẹ mới về làm dâu, người trên xã mình vẫn chưa gặt bằng liềm mà gặt bằng lưỡi hái, chỉ nhặt ngọn lúa chứ không cắt cả gốc rạ. Những bó lúa đó mang về đập ra để lấy hạt, rồi hạt lúa đổ vào cối để giã. Mẹ là người tiên phong mang lưỡi liềm lên đây, nhưng lúc đầu ai cũng cười chê mẹ: "Ôi, cô giáo đi gặt mà mang cả rơm rạ về nhà!". Bây giờ sau gần ba mươi năm, chiếc lưỡi hái ngày xưa không còn nữa. Con vẫn nói đùa, mẹ có công khai sáng cho cả vùng này là vì thế.

Từ những lớp học xơ xác ngày cũ, qua năm tháng, bàn tay mẹ đã uốn nắn từng nét chữ cho biết bao nhiêu con người nơi đây, vốn chỉ biết ruộng đồng nương rẫy. Khi có học sinh nào bỏ học, mẹ đến tận nhà động viên. Nhiều người tóc đã điểm bạc, trông già nua như gần năm mươi, vẫn gọi mẹ là cô giáo xưng em... Rồi khi mẹ làm chủ tịch công đoàn, làm hiệu trưởng của trường. Mùa nước lũ mẹ xắn quần lội qua suối, dò từng bước ngược con đường gần chục cây số ra đường quốc lộ đón xe về huyện. Khi có đoàn kiểm tra, mẹ chạy đôn chạy đáo lo bữa cơm tiếp khách. Mẹ nuốt nước mắt vào trong, khi có ông thanh tra nặng lời: "Trường bé bằng chỗ con chó giãy chết mà sao để cỏ mọc khắp nơi thế!". Ông thanh tra có biết, chỉ mấy năm trước thôi, không chỉ có cỏ đâu mà cả lau lách còn san sát lớp học; trường không có lao công, chỉ trông vào việc lao động hàng tháng của học sinh...

Có một dì đã hỏi mẹ, ngày lễ Tết học sinh có đến thăm tặng quà không, mẹ cười buồn! Không phải mẹ buồn vì học sinh đến thăm không có quà, mà mẹ buồn vì nhiều người vẫn tưởng mẹ được bổng lộc gì khi dạy học ở cái xã đặc biệt khó khăn ấy. Chỉ có con nhớ như in một ngày 20/11 nhà mình tràn ngập hoa mào gà, hoa cúc dại mà học sinh thơ ngây của mẹ hái ven đường, ven suối. Có lớp thì mang đến biếu cô bát gạo nếp, mấy quả trứng gà... Nếu những ai vẫn quen cảnh phong bì tấp nập ngày lễ Tết, hẳn không tin rằng mẹ vẫn thường nhận được hoa mào gà trong ngày nhà giáo. Nhưng con tin, và con nghĩ mẹ trân trọng những bông hoa ấy...

Cái nghèo vẫn bám riết lấy nơi đây, nhưng sau 28 năm, nhờ sự góp công của mẹ, ngôi trường đã thay đổi diện mạo. Dãy nhà xây đã mọc lên, dù chưa có hệ thống quạt hay đèn điện, nhưng cũng đủ che cái lạnh cho thầy cô và học sinh ngày đông tháng giá. Cổng trường đã dựng lên vững chãi nhưng vẫn phải rào phên nứa, gai tre. Học sinh của mẹ tuy chưa có ai thành đạt vì đâu có điều kiện học cao, nhưng đã có người trở thành cô giáo, y sĩ, cán bộ xã. Mẹ vẫn miệt mài dạy dỗ thế hệ sau, có khi là con, là cháu của những học sinh lớp đầu của mẹ.

Và một lý do con muốn tặng thưởng huân chương vì sự nghiệp giáo dục cho mẹ, chính là vì mẹ đã nuôi dạy con thành người. Mẹ là cô giáo đầu tiên con học và cũng là người lâu nhất con học. Mẹ nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi con lớn lên. Mẹ chịu xa con khi con lên chín tuổi để con về quê ngoại học. Rồi từ đó, bằng đồng lương eo hẹp mẹ nuôi con và em học trường chuyên, học đại học. Con biết mẹ vui biết nhường nào khi con mẹ trở thành học sinh giỏi quốc gia, được tuyển vào một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Nếu có ai sống bằng nghị lực, nìêm tin và hi vọng nhiều nhất mà con biết, đó chính là mẹ của con.
Về Đầu Trang Go down
Phát_Sẹo
Ủy Viên Cấp Cao
Ủy Viên Cấp Cao
Phát_Sẹo

Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 311
Điểm Tích Lũy : 438
Uy Danh : 0

Birthday : 25/02/1991
Age : 33
Đến từ : 09Tc120


Huân Chương cho MẸ!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: Huân Chương cho MẸ!!!   Huân Chương cho MẸ!!! EmptyTue Oct 05, 2010 7:49 pm

Y nghja~ lam do cac ban oi vao doc di nhen, moi thay thuong me nhiu
Về Đầu Trang Go down
PhongTran
Ủy Viên Cấp Cao
Ủy Viên Cấp Cao
PhongTran

Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 269
Điểm Tích Lũy : 222
Uy Danh : 30

Birthday : 30/07/1991
Age : 32
Đến từ : Nơi ko có e........


Huân Chương cho MẸ!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: Huân Chương cho MẸ!!!   Huân Chương cho MẸ!!! EmptyWed Oct 06, 2010 8:22 am

tự đăng tự reply ,hay đoá,hehehe
Về Đầu Trang Go down
Phát_Sẹo
Ủy Viên Cấp Cao
Ủy Viên Cấp Cao
Phát_Sẹo

Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 311
Điểm Tích Lũy : 438
Uy Danh : 0

Birthday : 25/02/1991
Age : 33
Đến từ : 09Tc120


Huân Chương cho MẸ!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: Huân Chương cho MẸ!!!   Huân Chương cho MẸ!!! EmptyWed Oct 06, 2010 1:27 pm

ke tao mai lam tro wa
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Huân Chương cho MẸ!!! _
Bài gửiTiêu đề: Re: Huân Chương cho MẸ!!!   Huân Chương cho MẸ!!! Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Huân Chương cho MẸ!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
09TC120 - Friends 4ever !!!! :: Trung Tâm Giải Trí 09TC120 ! :: Phòng Chém gió-